Bất động sản 2020, đất nền vẫn là chủ đạo, mặc dù sản phẩm này không được khuyến khích. Hiện nay chưa có cơ chế để xử lý tình trạng “om” đất nền, nhiều người gom giữ nó để thành bãi đất cỏ mọc um tùm…

Toàn cảnh thị trường BĐS 2020

Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2020 nhìn chung tiếp tục có sự giảm tốc nhưng thực chất hơn. Không xuất hiện khủng hoảng thị trường ảo hay bong bóng.

Nghịch lý của thị trường bất động sản 2020 vẫn là dù nhu cầu mua vẫn ở mức cao mà không thể đẩy mạnh đầu tư phát triển. Sự thanh lọc thị trường sẽ diễn ra rất mạnh, những doanh nghiệp bất động sản lớn mạnh, có tiềm năng thực sự sẽ tồn tại.

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung khan hiếm sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản. Có thể có nhiều doanh nghiệp, môi giới bất động sản không trụ lại được về nghề.

Bất động sản 2020
Xu hướng bất động sản 2020 – Đất nền vẫn sẽ HOT

Ở Hà Nội nguồn cung nhà ở tiếp tục hạn chế. Mất cân đối nguồn cung tiếp diễn, chủ yếu là phân khúc nhà ở trung và cao cấp, phân khúc nhà ở giá rẻ vắng bóng. Lúc này, loại hình nào thu hút được quan tâm của người tiêu dùng phụ thuộc vào chất lượng, tiến độ, vị trí dự án.

Trong đó, đối với phân khúc căn hộ cao cấp, đối tượng trung lưu tăng trưởng nhanh, họ cần chất lượng sống cao hơn tốt chấp nhận mua nhà đẳng cấp. Thêm nữa, nhóm lao động nước ngoài, nhu cầu sống họ rất cao nên nhu cầu căn hộ chất lượng cao rất lớn.

Nhìn chung, sang năm 2020, tôi cho rằng đất nền vẫn là chủ đạo, mặc dù sản phẩm này không được khuyến khích. Hiện nay chưa có cơ chế để xử lý tình trạng “om” đất nền, nhiều người gom giữ nó để thành bãi đất cỏ mọc um tùm.

Đáng lẽ nên có quy định giao đất trong bao lâu mà anh không xây thì anh phải nộp thuế nhiều hơn. 

Còn đối với phân khúc condotel từng “làm mưa làm gió” trên thị trường bất động sản thì sao thưa ông? Liệu phân khúc này có được hồi phục sau thời gian dài trầm lắng?

Condotel sụt giảm vì một số nguyên nhân, cả về pháp lý lẫn câu chuyện cam kết lãi suất, năng lực chủ đầu tư.

Thật ra, tiềm năng phát triển hạ tầng du lịch là rất lớn. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam dự báo còn tăng nữa. Trong khi đó, bây giờ mình đã đủ đâu. Tôi vẫn nghĩ phân khúc này rất tiềm năng.

Chuyên gia cảnh báo ngừng lướt sóng nhà đất đầu năm mới.

 ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA, cho biết năm 2019 là năm thứ 2 thị trường và doanh nghiệp BĐS phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn.

Quy mô thị trường và nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở bị sụt giảm mạnh, nhất là phân khúc nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tổng số giao dịch nhà đất thành công trong cả nước năm 2019 là 83.136 giao dịch, giảm 26,1% so với năm trước.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia tài chính cá nhân, TS Đinh Thế Hiển cho rằng trong năm 2020, thị trường căn hộ và đất nền dự án sẽ không có khả năng rớt giá mạnh như các phân khúc khác, thậm chí nhu cầu ở thị trường căn hộ sẽ tiếp tục tăng. Với đất nền vùng ven, đất nền dự án ở một số địa phương (do cá nhân tự mua bán, sổ chung, không phải đất dự án được ngân hàng tài trợ vốn…), nhà đầu tư chủ yếu mua bằng vốn tự có, thay vì vay ngân hàng nên cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Lướt sóng đất nền đầu năm 2020 - cảnh báo rủi ro
Lướt sóng đất nền đầu năm 2020 – cảnh báo rủi ro

“Riêng những nhà đầu tư mua để kỳ vọng lướt sóng nên bán ngay, thậm chí bán rẻ để thu hồi vốn nhưng chưa chắc lỗ. Chẳng hạn, một số khu vực ở gần sân bay Long Thành, chỉ trong vòng 1-2 năm đã bị đẩy giá, tăng tới 2-3 lần so với trước đó và nay hạ nhiệt thì nhà đầu tư cắt lỗ vẫn có lời. Việc giá nhà đất giảm lúc này mang tính chất điều chỉnh thị trường sau thời gian tăng nóng, chứ khó có hiện tượng bán dưới giá thành, bán tháo hoặc “xì bong bóng” như thời điểm năm 2011-2012″ – TS Đinh Thế Hiển phân tích.

Quan trọng hơn, theo các chuyên gia, phong trào “nhà nhà mua nhà, mua đất; mua xong có lời ngay” sẽ giảm và không còn như thời gian qua. Ngay cả với những người tính vay vốn ngân hàng để mua BĐS kiếm lười, lướt sóng cũng được cảnh báo có thể gặp rủi ro. Hiện vốn tín dụng vào BĐS đang tiếp tục bị kiểm soát chặt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về lộ trình giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn; đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với một số khoản vay BĐS.

Tầm nhìn dài hạn cho nhà đầu tư

 Nếu đầu tư lướt sóng thì khả năng giá BĐS tăng mạnh trong thời gian ngắn là rất khó. Cơ hội dành cho những người có tiền nhàn rỗi và phải am hiểu thị trường BĐS ở khu vực định đầu tư, khi giá đang hạ nhiệt. Ngoài ra, gần đây, nhiều người rủ nhau mua BĐS ở tỉnh, địa phương lân cận TP HCM do giá còn thấp và kỳ vọng sẽ tăng giá mạnh. Nhưng trong trường hợp này người mua cần định hướng khoản đầu tư trong thời gian dài 3-5 năm và có sự am hiểu, tìm hiểu kỹ lưỡng khu vực mình dự tính mua đất về pháp lý, quy hoạch, triển vọng tăng giá…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  0967993191