Theo thống kê của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc hiện tai trên địa bàn có 66 công trình, dự án thực hiện chậm tiến độ thi công đề ra. Gây ra lãng phí không nhỏ về nguồn tài nguyên đất và ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư cuar tỉnh đề ra.
Trước thục trạng đó UBND tỉnh đã chỉ đạo sở tài nguyên môi trường đã làm việc trực tiếp với các chủ doanh nghiệp, đơn vị chủ đầu tư các công trình trên để làm rõ về việc chậm trễ nêu trên.
Trong số đó có không ít dự án liên quan đến lĩnh vực giáo dục, y tế. Một ví dụ điển hình cụ thể như Dự án Trường Quốc tế Unis Campus của Cty CP Tập đoàn Giáo dục Unet mặc dù được tỉnh chấp thuận đầu tư, quy hoạch địa điểm tại phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên.
Theo kế hoạch đầu tư và phát triển, công trình có quy rất mô lớn, xếp hàng đầu khu vực Đông Nam Á với quy mô giáo dục số lượng đào tạo gần 2 nghìn học sinh (bao gồm các cấp bậc từ bậc mầm non đến THPT). Nhà trường còn tổ chức học nghề hướng nghiệp, bồi dưỡng, đào tạo tiếng Anh giao tiếp theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Theo kế hoạch đề ra, công trình được xây dựng trên diện tích gần 18ha và hoàn thành, đi vào hoạt động trong năm 2013. Nhưng sau 11 năm (kể từ khi được tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2008),hiện nay, dự án vẫn nằm trên giấy, còn địa điểm được giao là bãi đất không.
Nằm trên địa bàn phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên và xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc, Khu đô thị mới TMS Đầm Cói của Công ty Đầu tư bất động sản TMS được tỉnh phê duyệt từ năm 2011, song, hiện dự án vẫn chỉ nằm trên giấy. Theo quy hoạch, dự án TMS Grand City Vĩnh Yên tọa lạc trên khuôn viên hơn 200ha, bao quanh Đầm Cói có diện tích mặt nước lên đến 70ha. Mặc dù có vị trí đẹp, hấp dẫn bởi yếu tố cảnh quan thiên nhiên, song sau gần 10 năm, đất dự án vẫn đang bỏ không dù theo cam kết của nhà đầu tư, công trình sẽ được khởi công xây dựng vào quý I/2011, dự kiến hoàn thiện sau đó 1 năm.
Dự án đầu tư Trung tâm Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe tại xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo do Cty CP đầu tư dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ làm chủ đầu tư với diện tích hơn 20 ha, tổng vốn đầu tư 125 triệu USD gồm 3 hạng mục: Bệnh viện đa khoa, khu an dưỡng, y tế, du lịch và trường đào tạo y tá, điều dưỡng.
Giai đoạn I, nhà đầu tư sẽ dành 80 triệu USD cho việc hoàn thiện xây dựng các hạng mục: Trung tâm chẩn đoán, điều trị, khu giặt là, xử lý chất thải, khu dịch vụ y tế du lịch và trường đào tạo y tá, điều dưỡng.
Dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động phổ thông địa phương. Tháng 9/2013, Cty Châu Vũ (Việt Nam) liên doanh với Cty VC Mediproject (Singapore) khởi công đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe tại Hợp Châu.
Trung tâm Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe này được mô tả sẽ cung cấp các dịch vụ y tế với các kỹ thuật chuyên khoa, chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu được khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho nhân dân trong tỉnh và khu vực; đồng thời là nơi đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học về y học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, phòng chữa bệnh và hợp tác quốc tế. Theo kế hoạch và dự kiến ban đầu, Trung tâm Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2015.
Tuy nhiên, tới nay, đã trải qua 6 năm kể từ ngày khởi công, dự án 20 ha này vẫn chỉ là cánh đồng cỏ hoang hóa, là nơi chăn thả trâu, bò, vịt. Trong khi đó, người dân không có đất canh tác. Huyện Tam Đảo đã báo cáo tỉnh Vĩnh Phúc và làm công văn đề nghị để dự án sớm được thi công, nhanh chóng hoạt động vài năm qua nhưng không có sự chuyển biến nào. Người dân Tam Đảo thường xuyên lên tiếng bởi sự chậm trễ, lãng phí này, đồng thời mong muốn sớm có lời giải thích rõ ràng, thỏa đáng về nguyên nhân của sự chậm trễ trên.
Những dự án trên chỉ là những con số rất nhỏ trong 66 dự án, công trình chậm tiến độ, song, diện tích đất được giao cho các chủ đầu tư lên đến hơn 200ha. Như vậy, với 66 dự án chậm tiến độ, toàn tỉnh đang có hàng nghìn ha đất bị bỏ hoang, gây lãng phí lớn tài nguyên và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hút đầu tư. Chỉ tính riêng năm 2018, toàn tỉnh có 25 dự án, công trình có thông báo thu hồi đất nhưng chưa thực hiện.
Nhằm từng bước khắc phục tình trạng lãng phí đất, đầu năm 2019, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra ban hành Văn bản số 154/UBND – NN5 giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc cụ thể với 66 chủ đầu tư, qua đó, nắm bắt và làm rõ các nguyên nhân chậm tiến độ để có phương hướng xử lý phù hợp. Qua đó, đối với các doanh nghiệp có lý do chính đáng, khách quan trong quá trình triển khai thi công tỉnh sẽ xem xét cho gia hạn, đồng thời, kiên quyết thu hồi lại đất đối với các doanh nghiệp có thái độ chây ỳ, cố tình triển khai chậm, tạo cơ hội đầu tư mới cho các doanh nghiệp có tiềm lực trong và ngoài tỉnh có nhu cầu.