Realstake, Revex… Đầu tư chia nhỏ bất động sản 4.0 có khả thi?
Gần đây các hình thức đầu tư bất động sản kiểu mới như Realstake hay Revex xuất hiện và được giới thiệu, quảng cáo có cánh như là hình thức đầu tư mới trong tương lai. Liệu các dự án này có khả thi ?
Ý Tưởng Và Lý thuyết
Realstake hay Revex và một số loại hình tương tự các đại diện nhà phát triển đưa ra, người Việt Nam có nhu cầu đầu tư bất động sản nhưng rào cản quá lớn, phải mất khoảng 1 tỷ trở lên mới mua được nhà. Vì vậy loại hình này ra đời, giúp nhiều người có thể đầu tư chung vào một bất động sản, và khi đó chỉ 1 triệu đồng cũng có thể góp vốn được.
Mô hình hoạt động của loại hình này:
- Chia Phần: Mỗi BĐS sẽ được chia ra theo số phần cố định và bằng nhau.
- Chọn Mua: nhà đầu tư sẽ mua & sở hữu một hoặc nhiều phần của BĐS đó.
- Bán Theo Phần: Bạn có thể bán ra phần sở hữu của bạn cho mọi người.
- Bán Nguyên Căn: Khi có 70% tỷ lệ sở hữu đồng ý, BĐS sẽ được bán ra để chốt lời.
Và mới đây nhất là thương vụ triệu đô đình đám tại chương trình Shark Tank Việt Nam phát sóng tối 30/10, Tuấn Việt cùng Quốc Hưng, đồng sáng lập Revex, tham gia chương trình kêu gọi 1 triệu USD cho 10% cổ phần công ty. Nền tảng trung gian kết nối giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư bất động sản này đã được Shark Hưng rót tiền đầu tư 1 triệu đô cho 25% cổ phần.
Tập 15 Shark Tank Việt Nam – Mua bất động sản chỉ với 1 triệu đồng.
Các nhà sáng lập cho biết Revex được thành lập từ năm 2018 gồm 7 cổ đông với vốn điều lệ 2,5 tỷ nhưng ở thời điểm ghi hình, startup đã “đốt” 10 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án mất 18 tháng để hoàn thiện nền tảng và chưa đưa ra thị trường nên chưa có doanh thu.
Thực Tế Và Tính Khả Thi
Xét về mặt thực tế được biết hiện tại sau 18 tháng triển khai, startup revex vẫn chưa có doanh thu. Các nghi vấn về pháp lý của dự án, mô hình này vướng một vấn đề lớn hơn nằm ở mặt pháp lý. Mô hình thực tế là P2P platform, trong đó P2P là viết tắt của Peer-to-peer lending hay cho vay ngang hàng. Trong mô hình này, người có tiền (cá nhân muốn đầu tư bất động sản) và người vay tiền (chủ dự án) sẽ được kết nối thông qua nền tảng của Revex. Hợp đồng thực hiện, theo chia sẻ từ nhà sáng lập, có thể là hợp đồng điện tử hoặc hợp đồng trên giấy.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có hành lang pháp lý cho P2P, nghĩa là khi tranh chấp xảy ra, cả nhà đầu tư cá nhân lẫn chủ dự án đều không nhận được sự bảo vệ của pháp luật. Chưa kể các dự án bất động sản đều do phía Revex tự thẩm định, nếu chủ đầu tư phá sản, vỡ nợ, dùng tiền không đúng mục đích hoặc ôm tiền bỏ chạy (như đã từng xảy ra bên Trung Quốc), không rõ phía Revex đứng ra đền bù hay tự những nhà đầu tư cá nhân phải chịu.
Thực tế rễ thấy nền bất động sản Việt đang trên đà phát triển, sinh sau đẻ muộn hơn các thị trường nước ngoài khá nhiều. Nên muốn biết thị trường sẽ phát triển thế trong tương lai gần thế nào cứ nhìn những nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore… hay người hàng xóm béo Trung Quốc sẽ rõ.
Hơn nữa giá trị của bất động sản chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố khách quan. Một người mua nhà, đất thậm chí là chuyên gia cũng không có cách nào ngồi nhà nhìn màn hình máy tính có thể đánh giá được giá trị của bất động sản đó được. Chủ đầu tư hay người bán sẽ luôn luôn tìm cách che giấu nhược điểm của ngôi nhà. Một số nhược điểm bạn khó hoặc thậm chí không thể tìm trên internet được. Ví dụ như lịch sử, phong thủy, địa chất, cộng đồng dân cư quanh vùng. Một người mua một mảnh đất có thể coi là vị trí khá đắc địa nhưng chỉ đến khi chuyển đến xây dựng mới biết trước đó rất lâu bãi đất đó là khu nghĩa địa, khu đó bỏ hoang khá lâu và thường xuyên là nơi các đối tượng nghiện ngập trong vùng tụ tập về đêm…
Những lý do như vậy ảnh hương khá mạnh đến những người có nhu cầu mua ở thực. Mà đầu tư cuối cùng cũng sẽ dẫn đến con đường ở thực khách hàng. Chính vì những lý do này mà ngay cả những thị trường bất động sản hiện đại đi trước chúng ta hàng chục năm. Vẫn cần đến lực lượng môi giới bản địa mà không thể số hóa hoàn toàn.
Trong đầu tư rủi ro và lợi nhuận luôn tỷ lệ nghịc với nhau. Các nhà đầu tư nên giữ cái đầu lạnh và tìm hiểu đầy đủ thông tin trước khi đưa ra quyết định cho riêng mình.