Giới đầu tư đất ôm để tính toán, chờ “sốt” để sang tay

Chưa bao giờ đất đai trở nên “hấp dẫn” như bây giờ. Người viết bài này nhớ lại, ngày họp đồng hương thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) tại Hà Nội, Chủ tịch huyện phấn khởi cho biết: Đất thị trấn Nghèn “hở” ra mảnh nào, có người mua miếng ấy.
Đất đai ‘biến dạng’?

thị trường nhà đất

Hình minh họa

Đơn giản thôi, “người sinh đất không đẻ”. Đất đai là tài nguyên đặc biệt, tư liệu sản xuất đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường đất đai là hàng hóa đặc biệt.

Nhiều nhà tỷ phú, nhiều tập đoàn tư nhân lớn hôm nay “đi lên” từ đất, từ kinh doanh khu công nghiệp, khu đô thị, nhà ở….

Nhiều “nhóm lợi ích” đã xuất hiện cũng từ đất, bọn “bạch tuộc” đất ngày càng nhiều. Tài nguyên trong lòng đất ngày càng cạn kiệt. Quỹ đất thuộc hàng “đất vàng”, “đất bạc”, “đất kim cương” (tùy thuộc vào quá trình mở mang không gian đô thị, mở mang giao thông) luôn trở thành “đích ngắm” của các nhà đầu tư.

Mừng vì đất đai ngày càng trở thành “hàng hóa”, dẫu theo luật pháp Việt Nam chỉ mới công nhận “quyền sử dụng đất”. Đất là hàng hóa mà Nhà nước “bán” để tạo nguồn thu phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước. Tất nhiên, “địa tô” chủ yếu vẫn rơi vào túi của “cá mập đất”.

Một mảnh đất diện tích ngang nhau, thị xã Hồng Lĩnh chỉ có 600 triệu đồng thì thị trấn Nghèn 1,2 tỷ. Đất đai trở thành “nguồn lực” đặc biệt của Can Lộc so với nhiều huyện, thị xã, thành phố khác của tỉnh Hà Tĩnh.

Trong “cơn lốc” đó, đất đai bị lãng phí cũng kinh hoàng. Nói ví dụ, ở Hà Nội – nơi đất trở thành “kim cương” thì trên địa bàn huyện Mê Linh vẫn có 47 dự án đô thị trong tình trạng dở dang hơn chục năm nay.

Nguyên nhân được các chủ đầu tư đưa ra là phải điều chỉnh lại quy hoạch 1/500 do thay đổi dự án chuyển từ Vĩnh Phúc về Hà Nội và cả khó khăn trong giải phóng mặt bằng.

Với lý do này, có những dự án chỉ còn vướng vài trăm m2 đất khi giải phóng mặt bằng cũng lấy cớ để không triển khai. Tóm lại, trong “cơn lốc” đất, xuất hiện không ít các “đại gia karaoke ôm đất”.

Ôm để tính toán, chờ “sốt” để sang tay. Hà Nội từng có người xuất thân từ “thợ đóng giày” nhờ “ôm đất” mà trở thành chủ ngân hàng nổi tiếng. Tất nhiên, không phải ai hôm nay “ôm đất” thì ngày mai đều trở thành tỷ phú.

Thời làm Thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt đã từng có quyết định xử lý vấn đề đất giao đất và cho thuê đất đối với các tổ chức và cá nhân. Tóm lại, cấp đất cho anh nhưng nếu anh sử dụng không đúng mục đích, không triển khai thì dự án sẽ bị thu hồi ngay. Bởi sao? Cấp đất, giao đất, cho thuê đất nhằm mục đích phát triển chứ không phải cấp cho anh để “mua đi, bán lại” chờ “thổi giá”.

Đáng tiếc, dù quan điểm này đã được thay thế, bổ sung bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, ngay cả Luật Đất đai cũng nhiều lần bổ sung, sửa đổi nhưng đất đai vẫn bị “ôm” qua mặt “ông chủ” Nhà nước bởi lợi ích của cá nhân và nhóm người.

Đất đai lập dự án ở Mê Linh chỉ bị “lãng phí” 2.000 mét vuông thôi, không nhiều, nhưng cho thấy “chủ nghĩa cạp đất” đang làm biến dạng luật pháp về đất đai.

Xem thêm:

>Tms grand city vĩnh yên.

>Dự án Việt Đức Legend City.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  0967993191